Xem chi tiếtXem chi tiết

Gửi lúc: 18/04/2023 9:50:50 AM
Hiện nay, có một vấn đề đáng lo ngại đang xuất hiện trong học đường mà nhiều người quan tâm.Đó là “Áp lực học tập”.

Hiện nay, có một vấn đề đáng lo ngại đang xuất hiện trong học đường mà nhiều người quan tâm.Đó là “Áp lực học tập”.

 1. ÁP LỰC HỌC TẬP LÀ GÌ? NÓ ĐẾN TỪ ĐÂU?

          - Áp lực học tập là vấn đề xảy ra hết sức phổ biến ở học sinh, sinh viên. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người học.

- Nó có thể đến từ sự kì vọng quá cao của bố mẹ;cạnh tranh về mặt thành tích;sợ chính bản thân thua người khác ;........

2. NGUYÊN NHÂN

Một số nguyên nhân chính :

* SỰ KÌ VỌNG QUÁ CAO TỪ CHA MẸ

     Người gây áp lực học tập lớn nhất đối với các bạn học sinh có lẽ là các bậc cha mẹ.Nhiều bậc phụ huynh rất muốn tốt cho con nên rất muốn cho con em mình được học vào các trường top đầu nhưng chính vì mong muốn của các bậc phụ huynh mà nhiều phụ huynh đã không để ý đến cảm xúc của con em mình .Chính điều đó đã gây ra áp lực cho con em mình .Một số phụ huynh muốn con mình học giỏi chỉ để hãnh diện với người nọ ,người kia.Và cụm từ “con nhà người ta”được nhắc đến nhiều nhất khi con em mình bị điểm kém trong các bài kiểm tra

*SỢ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH THUA NGƯỜI KHÁC

   Những trẻ có thành tích học tập tốt thì thầy cô ,bố mẹ và bạn bè đều có thiện cảm và đối xử tốt.Ai trong chúng ta cũng muốn chơi với những bạn người học giỏi để tiếp thu thêm kiến thức.Nếu trong một bài kiểm tra các bạn bị điểm thấp thì bố mẹ và thầy cô sẽ tỏ ra thất vọng ,và cho rằng trẻ chủ quan vì mình đã học giỏi. Điều đó vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực.

          Bên cạnh đó ,những bạn có thành tích học tập không được khả quan thì bố mẹ sẽ trách mắng,thầy cô thất vọng và bạn bè khinh thường.Điều đó khiến cho các bạn hình thành ra áp lực vì sợ bản thân mình thua kém các bạn .

3. BIỂU HIỆN

Người bị áp lực học tập có thể có những biểu hiện sau:

         - Có những cảm xúc tiêu cực,biểu hiện bất thường,.......

         - Người bị áp lực học tập có những khoảng thời gian hoặc là đôi khi  sẽ rất ngoan ngoãn,có biểu hiện tích cực.Nhưng có một số người có các biểu hiện tiêu cực từ rất sớm.

            -Gặp các vấn đề về sức khỏe ,tâm lí như:trầm cảm,suy ngược cơ thể ,tâm thần,.....

         - Kết quả học tập sa sút (có thể hoặc không)

         - Thường xuyên mất ngủ

         - Ít giao tiếp với bên ngoài xã hội

4. HẬU QUẢ

- Áp lực học tập để lại cho chúng ta những hậu quả không lường trước được. Áp lực học tạp có thể gây ra những vấn đề về tâm lý và tính mạng của các bạn,em học sinh.

- Theo thống kê của tổ chức UNICEF, cho thấy trong năm 2018 có 8%-29% học sinh, mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đó có đến 2,3% trẻ vị thành niên tự tử và 10%-15% học sinh có ý định tự tử đều có liên quan đến những áp lực trong học tập.

- Theo một thống kê khác, thì cứ 5 học sinh thì cứ 1 học sinh có ý định tự tử vì áp lực học tập

5. CHA MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CON VẪN CÓ MỘT TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP NHƯNG VẪN KHÔNG GÂY ÁP LỰC CHO CON?

  Cha mẹ nên:

        - Nói chuyện ,thấu hiểu con mình hơn

        - Khuyến khích,cổ vũ con để con tự tin và phát triển về điểm mạnh của mình

       - Tuyệt đối không được so sánh con mình với con nhà người ta

       -Khi con bị điểm kém tuyệt đối không được mắng con mà chúng ta phải giảng lại cho con những câu con mắng phải những lỗi sai

       -Nên có phần thưởng xứng với nỗ lực của con

        Qua một số thống kê trên ta có thể thấy được áp lực học tập nó đáng sợ như thế nào.Trẻ em là con người chứ không phải robot mà các bậc phụ huynh ép con mình phải có một kết quả học tập hoàn hảo,phải thi vào được trường này trường kia,phải thi được giải học sinh giỏi,phải được học sinh xuất sắc   .Chính vì nhiều phụ huynh quên cái cốt lõi này mà  không may chính các bậc phụ huynh đã đẩy chính người con mà mình sinh ra vào”cái chết”.Việc học cũng rất quan trọng nhưng vấn đề về sức khỏe và tâm lí còn quan trọng hơn.Nếu các bạn học sinh chỉ đâm đầu vào học thì sẽ không hưởng thụ được cái gọi là “thanh xuân tuổi học trò”

SƯU TẦM

Bài gần đây
Bài cùng chuyên mục


Video clipVideo clip

Ca nhạc thiếu nhiCa nhạc thiếu nhi