1.Hiện trạng :
- Hưng Yên có nguồn nước mặt khá dồi dào với hệ thống sông ngòi, kênh mương phong phú trên địa bàn tỉnh như: sông Luộc, công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải,… cùng nhiều hồ, ao, đầm.
- Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của nền kinh tế làm tăng nhu cầu sử dụng nước. Việc có thêm nhiều công trình thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn khiến nguồn nước lưu thông xuống hạ du giảm mạnh và không ổn định. Điều này tác động tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất, là tác nhân làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm nguồn nước.
- Theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, nước sông trên địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm hữu cơ, nhiễm dầu mỡ, nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn cho tưới tiêu. Các vị trí ô nhiễm nặng xuất hiện nhiều tại các sông, kênh trên địa bàn tỉnh như: sông Bắc Hưng Hải, sông Như Quỳnh,… cho thấy việc phát triển kinh tế - xã hội không tránh khỏi làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
2. Nguyên nhân :
- Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Loại hình sản xuất chủ yếu là cơ khí - điện tử - hàng gia dụng, chế biến và dịch vụ. Trong đó, có 96% số cơ sở đã có hệ thống xử lí nước thải và biện pháp quản lí nguồn thải. Tuy nhiên, còn khoảng 4% số cơ sở chưa có hệ thống xử lí nước thải.
- Nguồn thải từ làng nghề: Có 66 làng nghề (27 làng nghề chế biến, 21 làng nghề thủ công mỹ nghệ, 13 làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và 5 làng nghề dệt may). Cơ bản, các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lí nước thải và các biện pháp quản lí nguồn thải.
- Nguồn thải từ khu dân cư: Tất cả các xã đều chưa có hệ thống xử lí nước thải và các biện pháp quản lí nguồn thải.
- Nguồn thải từ chăn nuôi: Các khu chăn nuôi trong tỉnh Hưng Yên nằm rải rác trong các khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Hưng Yên có 70 khu chăn nuôi phát sinh nguồn thải gây ô nhiễm nước sông và tất cả các các khu chăn nuôi đều chưa có hệ thống xử lí nước thải và các biện pháp quản lí nguồn thải.
- Ngoài ra, Hưng Yên còn tiếp nhận nguồn nước bị ô nhiễm từ sông Cầu Bây qua cống Xuân Thuỵ (Hà Nội) đổ vào đầu nguồn hệ thống sông Bắc Hưng Hải với khối lượng lớn.
3. Hậu quả :
1. Với con người :
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người.
2. Với sinh vật, thực vật :
Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là các sinh vật dưới nước sẽ chết dần chết mòn vì môi trường sống bị ảnh hưởng trực tiếp, gây mất cân bằng sinh thái. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó và không phát triển được.
3. Với kinh tế :
Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém và chi phí cho sức khỏe tăng. Việc nguồn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối cũng khiến các du khách nước ngoài cảm thấy khó chịu khi đến du lịch tại Việt Nam, dẫn đến nền du lịch ngày càng mất hình tượng trong mắt du khách thập phương.
4 . Giải pháp :
- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm.
- Khai thác nguồn nước hiệu quả.
- Báo cáo cho cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên nếu phát hiện các trường hợp phá hoại môi trường nước.
Trên đây là những nội dung về ô nhiễm môi trường nước của tôi! Môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng nề, hy vọng mọi người sẽ bảo vệ nguồn nước!
SƯU TẦM